TẾT ĐOAN NGỌ.

TẾT ĐOAN NGỌ.

Cũng như các nước Trung Quốc, Hàn Quốc… tết Đoan Ngọ có tên gọi khác là tết Đoan Dương hay “ngày hội giết sâu bọ” được tổ chức vào mùng 5 tháng 5 âm lịch thường niên. Đây cũng là nét văn hóa độc đáo mang đậm tín ngưỡng tâm linh của người Việt. Tết đoan ngọ là một nét văn hóa đẹp của nhiều dân tộc trong đó có Việt Nam chúng ta. Ngày tết 5/5 âm lịch năm nay nhằm ngày 25/06/2020.

Cũng có sự tích kể lại rằng, tháng 5 là thời điểm mà sâu bọ sinh sôi và hoành hành dữ nhất. Dịch sâu bọ đã làm cho người trồng trọt lao đao vì mất trắng. Vào một ngày sau vụ mùa, nông dân ăn mừng vì trúng mùa nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo dài ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Nhân dân đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân.

Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thân thể. Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn lũ rơi rã rượi. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng.

Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày “Tết diệt sâu bọ”, có người gọi nó là “Tết Đoan ngọ” vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

25062020 haengnam rice gowl25062020 sambo rice bowl

Vào những ngày này, trẻ con, người già, người trẻ sẽ thực hiện nghi thức đánh dấu một giai đoạn mới mở đầu cho những điều tốt đẹp, cầu cho mùa màng bội thu, công việc làm ăn thuận lợi. Trong ngày Tết Đoan Ngọ người ta thường có những tục lệ khác nhau như: Tục chiết sâu bọ, Tục nhuộm móng chân- móng tay, Tục tắm nước lá mùi, Tục khảo cây lấy quả, Tục hái thuốc vào giờ Ngọ… v


Lễ vật cúng tết Đoan Ngọ 5/5 ở miền Bắc

  • Chè xôi các loại.
  • Hoa quả: chuối, xoài, mận, đào, sấu, vải…
  • Cơm nếp.
  • Các loại bánh ú, bánh tro.
  • Nước lọc.
  • Rượu nếp cẩm.
  • Vàng mã…

Lễ vật cúng tết Đoan Ngọ 5/5 trong miền Nam

  • Cơm nếp nước đường.
  • Rượu nếp vò viên tròn
  • Hoa quả đa dạng các loại.
  • Bánh tro, bánh ú.
  • Xôi đậu.
  • Chè trôi nước, chè kê.
  • Vịt quay, heo quay…
  • Vàng mã…

Song song đó, trên bàn lễ gia tiên, cần có

  • Mâm cơm chay.
  • Bánh chay.
  • Xôi đậu.
  • Mâm nhỏ chứa hoa quả ngũ sắc có thêm 9 bông hoa đồng tiền đỏ cài lên.
  • 3 chén rượu pha màu đỏ, trắng, vàng.
  • Vàng lá, vàng thỏi.
  • 9 nén nhang.
  • 9 ngọn nến.

Ý nghĩa Tết Đoan ngọ.

Ở Việt Nam, Tết Đoan ngọ được“Việt hóa” thành ngày Tết diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên. Người Việt Nam còn gọi Tết Đoàn Ngọ là “Tết giết sâu bọ” vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh.
Hiện ở một số làng quê Việt Nam vẫn còn giữ nếp xưa, rất coi trọng ngày Tết này. Sau Tết Nguyên Đán, có lẽ “Tết giết sâu bọ” là cái Tết sum họp đầm ấm nhất và có nhiều tục lệ gắn kết với đời sống của người dân… vì vậy con cháu dù làm ăn xa xôi mấy cũng cố thu xếp để về.

Vào thời điểm này, trái cây, hoa lá bắt đầu đơm hoa kết trái mong một mùa bội thu, vì vậy, hoa quả là thứ đồ cúng không thể thiếu. Ngoài ra còn có những món ăn khác tùy theo tập quán của từng địa phương.,.

25062020 haengnam25062020 sambo tea set

Nguồn tin: Internet.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *